Trang nhất

Lữ đoàn 125 Hải quân hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ quân sự, quốc phòng

Lữ đoàn 125 Hải quân hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ quân sự, quốc phòng

tháng 11 29, 2023 Add Comment


Chiều 28-11, Lữ đoàn 125, Bộ tư lệnh Vùng 2 Hải quân tổ chức Hội nghị tổng kết công tác quân sự - quốc phòng năm 2023. Đại tá Vũ Anh Tuấn, Chính ủy Vùng 2 Hải quân dự và chỉ đạo hội nghị.

Năm 2023, Đảng ủy, chỉ huy Lữ đoàn 125 đã quán triệt sâu sắc các chỉ thị, Nghị quyết của các cấp, tích cực chủ động, khắc phục khó khăn, triển khai đồng bộ, toàn diện, trọng tâm, trọng điểm các mặt công tác, hoàn thành xuất sắc các mục tiêu, chỉ tiêu đề ra. Lữ đoàn đã triển khai đồng bộ, toàn diện hoàn thành xuất sắc các nội dung, chỉ tiêu đề ra như thực hiện duy trì nghiêm công tác sẵn sàng chiến đấu, thực hiện tốt các nhiệm vụ trực bảo vệ chủ quyền, an ninh trên biển.

Lữ đoàn 125 Hải quân hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ quân sự, quốc phòng
 Đại tá Vũ Anh Tuấn, Chính ủy Vùng 2 Hải quân phát biểu chỉ đạo hội nghị.

Lữ đoàn 125 hoàn thành 100% nội dung huấn luyện chiến đấu, huấn luyện hiệp đồng, xây dựng nền nếp chính quy, quản lý kỷ luật. Toàn Lữ đoàn an toàn tuyệt đối về mọi mặt, trên 4 mặt công tác đều có chuyển biến tích cực so với các năm trước, trong đó nâng cao chất lượng công tác huấn luyện cán bộ, thực hiện các nội dung đột phá, làm điểm. Đồng thời, đưa đón phái đoàn công tác thăm, làm việc, động viên quân, dân thuộc huyện đảo Trường Sa, nhà giàn DK1, các điểm đảo phía Tây Nam của Tổ quốc và nhiều nhiệm vụ mới...

Lữ đoàn 125 Hải quân hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ quân sự, quốc phòng
Trao thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu năm 2023. 

Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Đại tá Vũ Anh Tuấn, Chính ủy Vùng 2 Hải quân đã biểu dương những thành tích Lữ đoàn 125 đã đạt được trong năm 2023, đồng thời yêu cầu thời gian tới, Đảng ủy, Chỉ huy Lữ đoàn, cấp ủy các cấp cần tập trung nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục chính trị, quản lý tư tưởng, chăm sóc sức khỏe quân nhân, đặc biệt là lực lượng thuộc các tàu trước khi xuất phát đi biển thực hiện nhiệm vụ. Cùng với đó, tập trung duy trì nâng cao chất lượng xây dựng tàu chính quy, mẫu mực, xây dựng Lữ đoàn vững mạnh toàn diện, mẫu mực tiêu biểu, Đảng bộ trong sạch vững mạnh, tiêu biểu xuất sắc.

Lữ đoàn 125 Hải quân hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ quân sự, quốc phòng
 Chỉ huy Lữ đoàn 125 chứng kiến các đơn vị giao ước thi đua.

Dịp này, Lữ đoàn 125 tiến hành tổng kết Phong trào Thi đua Quyết thắng năm 2023, phát động Phong trào Thi đua Quyết thắng năm 2024, phong trào thi đua đặc biệt chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân, 60 năm chiến thắng trận đầu của Hải quân nhân dân Việt Nam và quân, dân miền Bắc, 15 năm Ngày thành lập Bộ tư lệnh Vùng 2 Hải quân... Đồng thời, trao thưởng cho các tập thể, cá nhân tiêu biểu xuất sắc trong Phong trào Thi đua Quyết thắng và các hội thi, hội thao năm 2023.

(S.t)
Bộ đội Biên phòng TP Đà Nẵng bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn khu vực biên giới biển, cửa khẩu và vùng biển

Bộ đội Biên phòng TP Đà Nẵng bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn khu vực biên giới biển, cửa khẩu và vùng biển

tháng 11 29, 2023 Add Comment

BTT-VP

Chiều 28-11, Đảng ủy Bộ đội Biên phòng TP Đà Nẵng tổ chức Hội nghị kiểm điểm tự phê bình và phê bình tập thể, cá nhân cán bộ, lãnh đạo, quản lý năm 2023; ra nghị quyết lãnh đạo nhiệm vụ năm 2024. Đồng chí Lê Trung Chinh, Phó bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng tới dự và phát biểu chỉ đạo.

Theo báo cáo, năm 2023, Đảng ủy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) thành phố Đà Nẵng và cấp ủy các cơ quan, đơn vị tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc các nghị quyết, chỉ thị, kế hoạch của cấp trên và cấp mình tới toàn thể cán bộ, đảng viên… Công tác vận động quần chúng xây dựng khu vực biên giới biển vững mạnh, các nội dung phong trào "Toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia trong tình hình mới"; "Ngày hội biên phòng toàn dân" năm 2023 trên khu vực biên giới biển ngày càng đi vào chiều sâu và đổi mới…  

Bộ đội Biên phòng TP Đà Nẵng bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn khu vực biên giới biển, cửa khẩu và vùng biển
 Đồng chí Lê Trung Chinh phát biểu chỉ đạo hội nghị.

Đặc biệt, Đảng ủy, Bộ Chỉ huy BĐBP thành phố đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt công tác nghiên cứu, nắm, đánh giá, dự báo tình hình, xây dựng nghị quyết, chỉ thị và các kế hoạch công tác chuyên ngành, tham mưu Thành ủy, UBND thành phố, Đảng ủy, Bộ tư lệnh BĐBP xử lý hiệu quả tình hình, vụ việc xảy ra trên khu vực biên giới biển, vùng biển, không để bị động, bất ngờ. Bên cạnh đó, BĐBP TP Đà Nẵng đã mạnh thực hiện các kế hoạch nghiệp vụ; xác lập, đấu tranh hiệu quả các chuyên án, kế hoạch, triệt phá nhiều tổ chức, đường dây tội phạm ma túy, buôn lậu, gian lận thương mại...

Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Lê Trung Chinh cho rằng, Đảng ủy, Bộ Chỉ huy BĐBP TP Đà Nẵng đã khắc phục khó khăn, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành quyết liệt, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ năm 2023. 

Để thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị được giao năm 2024, Chủ tịch UBND thành phố Lê Trung Chinh đề nghị Đảng ủy, Bộ Chỉ huy BĐBP thành phố tiếp tục quán triệt, triển khai toàn diện các quan điểm, đường lối, chiến lược quân sự, quốc phòng, an ninh…  Cũng theo đồng chí Lê Trung Chinh, BĐBP TP Đà Nẵng cần phát huy tốt hơn nữa về vai trò nòng cốt, chuyên trách của mình trong quản lý, bảo vệ biên giới, vùng biển, thể hiện qua việc chủ trì, phối hợp các lực lượng liên quan duy trì bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn khu vực biên giới biển, cửa khẩu, vùng biển...

(S.t)
Đại tướng Phan Văn Giang giải trình ý kiến đại biểu Quốc hội về công nghiệp quốc phòng

Đại tướng Phan Văn Giang giải trình ý kiến đại biểu Quốc hội về công nghiệp quốc phòng

tháng 11 29, 2023 Add Comment

BTT-VP

Như Báo Quân đội nhân dân Điện tử đã đưa tin, chiều 28-11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp. Phát biểu tại phiên họp, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đề nghị Quốc hội ủng hộ các chính sách phát triển công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp.

Thay mặt Bộ Quốc phòng, cơ quan chủ trì soạn thảo dự án Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp, Đại tướng Phan Văn Giang trân trọng cảm ơn các ý kiến tham gia đầy tâm huyết, trách nhiệm của các vị đại biểu Quốc hội. "Bộ Quốc phòng sẽ phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an và các cơ quan thẩm tra tiếp tục nghiên cứu toàn diện, tiếp thu tối đa ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội; giải trình làm rõ những vấn đề đại biểu Quốc hội nêu; đề xuất việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật để tạo hành lang pháp lý đầy đủ cho nhiệm vụ xây dựng và phát triển công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp chủ động, tự lực, tự cường, lưỡng dụng, hiện đại, liên kết chặt chẽ với công nghiệp dân sinh, trở thành mũi nhọn của công nghiệp quốc gia", Đại tướng Phan Văn Giang nói. 

Đại tướng Phan Văn Giang giải trình ý kiến đại biểu Quốc hội về công nghiệp quốc phòng

Đại tướng Phan Văn Giang đề nghị Quốc hội ủng hộ chính sách phát triển công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp. Ảnh: TRỌNG HẢI 

Làm rõ một số khái niệm

Tại phiên họp, các đại biểu Quốc hội nêu một số ý kiến về các khái niệm được đề cập tới trong dự án luật. Đại tướng Phan Văn Giang giải thích rõ hơn về những khái niệm mà đại biểu Quốc hội quan tâm. 

Về khái niệm tổ hợp công nghiệp quốc phòng, Đại tướng Phan Văn Giang lấy ví dụ cụ thể, Tập đoàn Công nghiệp-Viễn thông Quân đội (Viettel) hoạt động theo mô hình tập đoàn, nhưng đã manh nha hình thành ra tổ hợp công nghiệp quốc phòng. Quy định về tổ hợp công nghiệp quốc phòng trong dự thảo luật là để tạo điều kiện cho phát triển, không chờ đến lúc có tổ hợp trên thực tế mới bổ sung vào luật.

Về mối quan hệ giữa công nghiệp quốc phòng, an ninh với động viên công nghiệp và một số chính sách cho công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp, Đại tướng Phan Văn Giang nhấn mạnh, đối tượng động viên công nghiệp là các doanh nghiệp ngoài lực lượng vũ trang, còn gọi là công nghiệp dân sinh-ngành công nghiệp chủ yếu phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội.

Đại tướng Phan Văn Giang giải trình ý kiến đại biểu Quốc hội về công nghiệp quốc phòng
Đại tướng Phan Văn Giang phát biểu làm rõ một số nội dung đại biểu Quốc hội nêu. Ảnh: TRỌNG HẢI 

Để có kiểm nghiệm thì chúng ta cần chuẩn bị trước từ thời bình, thực hiện động viên công nghiệp ngay trong thời bình để khi xảy ra tình huống thì có thể triển khai thực hiện được luôn. Thực tế hiện nay đang có hệ thống cơ sở động viên công nghiệp rồi.

Ngoài việc bảo đảm để sản xuất trong công nghiệp, cơ sở động viên công nghiệp có thể sửa chữa, sản xuất những sản phẩm mà công nghiệp quốc phòng có thể chuyển giao, độ mật không cao, có thể lắp lẫn hoặc đơn lẻ, không thành một sản phẩm công nghiệp quốc phòng. 

Qua tham khảo kinh nghiệm trên thế giới, nhất là từ các cuộc chiến tranh, xung đột vũ trang cho thấy rõ sự cần thiết phải có các quy định, các chính sách đối với động viên công nghiệp để chuẩn bị và thực hiện ngay từ thời bình. Dự thảo luật cũng đề ra chính sách mở rộng đối tượng, phạm vi, quy định điều kiện, phương thức, cơ chế để động viên, quy định việc tham gia là trách nhiệm, nghĩa vụ của doanh nghiệp dân sinh đối với nhiệm vụ quốc phòng. Đặc biệt, khi xảy ra tình huống đất nước có chiến tranh, có xung đột, cần phải có động viên để tăng lên sức người, sức của, tăng lên khả năng tự bảo đảm, sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ của mình. Muốn vậy thì phải có các chính sách ưu đãi. 

Với ý kiến đại biểu đề nghị giảm tiền thuê đất cho doanh nghiệp động viên công nghiệp, Đại tướng Phan Văn Giang giải thích, có nhà máy, xí nghiệp chỉ động viên một phần dây chuyền, không phải toàn bộ nhà máy. Do vậy sẽ rất khó giảm tiền thuê đất cho cả nhà máy. Tuy nhiên, Ban soạn thảo sẽ phối hợp với cơ quan thẩm tra nghiên cứu kỹ về vấn đề này.

Đại tướng Phan Văn Giang giải trình ý kiến đại biểu Quốc hội về công nghiệp quốc phòng
 Quang cảnh phiên họp. Ảnh: TRỌNG HẢI

Cần cơ chế đặc thù cho công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp

Giải trình về các cơ chế, chính sách đặc thù của công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp, Đại tướng Phan Văn Giang nhắc tới chính sách với hoạt động khoa học công nghệ. Hiện đang có rất nhiều luật điều chỉnh vấn đề này, ví dụ Luật Khoa học và Công nghệ, Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Công nghệ cao, Luật Đấu thầu,... nhưng rất khó đưa các quy định về hoạt động khoa học công nghệ công nghiệp quốc phòng, an ninh vào các luật này. Thực tế triển khai các hoạt động khoa học công nghệ công nghiệp quốc phòng thời gian qua gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Do vậy, quy định về chính sách đặc thù cho hoạt động khoa học công nghệ trong công nghiệp quốc phòng, an ninh là rất cần thiết, trong đó có giao Chính phủ ban hành nghị định quy định chi tiết về nội dung này.

Cơ chế, chính sách đặc thù thứ hai, theo Đại tướng Phan Văn Giang, là về chính sách thu hút nhân lực chất lượng cao cho công nghiệp quốc phòng, an ninh. Các đại biểu Quốc hội nhắc rất nhiều đến vấn đề tuyển dụng, đào tạo, trọng dụng nhân lực chất lượng cao, trọng dụng nhân tài cho công nghiệp quốc phòng, an ninh. Đại tướng Phan Văn Giang thẳng thắn thừa nhận còn có nhiều khó khăn trong công tác này. Chính phủ đã phải ban hành nghị định riêng cho Viettel thì tập đoàn mới thu hút được nguồn nhân lực, mới có được con người và có được Tập đoàn Công nghiệp-Viễn thông Quân đội như hiện nay.

Đại tướng Phan Văn Giang giải trình ý kiến đại biểu Quốc hội về công nghiệp quốc phòng
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Đại tướng Phan Văn Giang, Thượng tướng Trần Quang Phương cùng lãnh đạo cơ quan của Quốc hội, Bộ Quốc phòng tại phiên họp. Ảnh: TRỌNG HẢI 

"Cho nên phải có chính sách lương, thưởng, nhà ở, thẩm quyền giao nhiệm vụ khoa học, khen thưởng, ghi nhận, phong tặng các chức danh khoa học, các chính sách hậu phương-quân đội", Đại tướng Phan Văn Giang nói.

Về cơ chế bảo đảm chính sách nguồn vốn cho phát triển công nghiệp quốc phòng, Đại tướng Phan Văn Giang cho biết, hiện nay, ngân sách nhà nước là chủ đạo và sẽ luôn như thế, huy động nguồn lực xã hội không được nhiều, vì rất tốn kém, đồng thời phải bảo đảm yếu tố bí mật. 

Ngoài ra, dự thảo luật cũng nêu một số chính sách đặc thù khác, như chính sách đầu tư; chính sách cho cơ sở công nghiệp quốc phòng nòng cốt, cơ sở công nghiệp an ninh; quy hoạch xây dựng, phát triển công nghiệp quốc phòng, an ninh... cũng được nghiên cứu xây dựng, đề xuất trong dự thảo luật nhằm khắc phục những điểm bất cập hiện nay.

Đại tướng Phan Văn Giang khẳng định lại, cơ quan chủ trì soạn thảo sẽ phối hợp chặt chẽ với cơ quan chủ trì thẩm tra nghiên cứu, rà soát kỹ lưỡng ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội, hoàn thiện dự thảo luật; mong Quốc hội ủng hộ các chính sách đề xuất trong dự án luật để góp phần tạo hành lang pháp lý phát triển công nghiệp quốc phòng, công nghiệp an ninh và động viên công nghiệp.


(S.t)
Nâng chuẩn học quân sự cho sinh viên như huấn luyện chiến sĩ mới

Nâng chuẩn học quân sự cho sinh viên như huấn luyện chiến sĩ mới

tháng 9 15, 2023 Add Comment

BTT-VP

Bộ Quốc phòng trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Quảng Ninh về đánh giá chất lượng chương trình học quân sự trong chương trình đào tạo đại học của sinh viên nâng chuẩn nội dung chương trình đào tạo tương tự như huấn luyện chiến sĩ mới, được cấp chứng chỉ huấn luyện chiến sĩ mới.

Bộ Quốc phòng nhận được kiến nghị của cử tri tỉnh Quảng Ninh do Ban Dân nguyện chuyển đến theo Công văn số 742/BDN ngày 14-6-2023, với nội dung: "Đề nghị Bộ Quốc phòng phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo đánh giá chất lượng chương trình học quân sự trong chương trình đào tạo đại học của sinh viên nâng chuẩn nội dung chương trình đào tạo tương tự như huấn luyện chiến sĩ mới, được cấp chứng chỉ huấn luyện chiến sĩ mới".

Ngày 11-9-2023, Bộ Quốc phòng có văn bản trả lời như sau:

Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh (GDQP&AN) năm 2013 quy định mục tiêu GDQP&AN cho sinh viên: "Bảo đảm cho người học có kiến thức cơ bản về quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về quốc phòng và an ninh; xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân; bổ sung kiến thức về phòng thủ dân sự và kỹ năng quân sự, sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ quân sự bảo vệ Tổ quốc" (khoản 2, Điều 12 Luật GDQP&AN).

Nâng chuẩn học quân sự cho sinh viên như huấn luyện chiến sĩ mới

Ảnh minh họa/ttgdqp.edu.vn

Để thực hiện mục tiêu trên, hiện nay sinh viên đào tạo trình độ đại học được học môn học GDQP&AN theo chương trình quy định tại Thông tư số 05/2020/TT-BGDĐT ngày 18-3-2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chương trình GDQP&AN trong trường trung cấp sư phạm, cao đẳng sư phạm và cơ sở giáo dục đại học, với thời lượng 165 tiết (tương đương 1 tháng học tập tập trung), kết thúc môn học được cấp chứng chỉ GDQP&AN.

Đối với chương trình chiến sĩ mới quy định tại Quyết định số 1945/QĐ- TM ngày 8-10-2020 của Tổng Tham mưu trưởng về việc ban hành chương trình huấn luyện chiến sĩ mới 3 tháng, với mục tiêu "Giáo dục, huấn luyện để thanh niên trở thành người chiến sĩ trong Quân đội có giác ngộ chính trị, trung thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng, có kỷ luật nghiêm, thể lực tốt, phẩm chất tác phong và lối sống của người quân nhân cách mạng. Nắm chắc nội dung giáo dục chính trị và thực hành được những nội dung cơ bản về kỹ thuật chiến đấu bộ binh, chiến thuật bộ binh từng người, tổ; điều lệnh; thể lực, công tác hậu cần, công tác kỹ thuật, làm cơ sở tiếp thu các nội dung chương trình huấn luyện chiến đấu tiếp theo".

Như vậy, việc nâng chuẩn nội dung chương trình GDQP&AN cho sinh viên đào tạo trình độ đại học tương tự như huấn luyện chiến sĩ mới, được cấp chứng chỉ huấn luyện chiến sĩ mới là không phù hợp, vì mục tiêu GDQP&AN cho sinh viên và mục tiêu huấn luyện chiến sĩ mới là khác nhau, mặt khác sẽ ảnh hưởng đến thời gian đào tạo chuyên ngành của sinh viên.

Trên đây là trả lời của Bộ Quốc phòng đối với kiến nghị của cử tri tỉnh Quảng Ninh, trân trọng gửi tới Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Ninh để trả lời cử tri.

BỘ QUỐC PHÒNG

(S.t)

Bộ Quốc phòng gặp mặt người có công với cách mạng tỉnh Hậu Giang

Bộ Quốc phòng gặp mặt người có công với cách mạng tỉnh Hậu Giang

tháng 9 15, 2023 Add Comment

BTT-VP

Sáng 15-9, tại Hà Nội, thừa ủy quyền của thủ trưởng Bộ Quốc phòng và thủ trưởng Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam, Thiếu tướng Đoàn Quang Hòa, Cục trưởng Cục Chính sách, Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam chủ trì buổi gặp mặt đoàn đại biểu người có công với cách mạng tỉnh Hậu Giang. 

Bộ Quốc phòng gặp mặt người có công với cách mạng tỉnh Hậu Giang
 Thiếu tướng Đoàn Quang Hòa phát biểu tại buổi gặp mặt.

Phát biểu tại buổi gặp mặt, đồng chí Võ Phú Cường, Phó giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Hậu Giang cảm ơn sự đón tiếp nghĩa tình, chu đáo mà cán bộ, chiến sĩ QĐND Việt Nam dành cho đoàn. Đồng chí Võ Phú Cường cho biết: Trong những năm qua, Đảng bộ, chính quyền, quân và dân tỉnh Hậu Giang luôn quan tâm chu đáo, đầy đủ việc thực hiện các chế độ, chính sách đối với người có công với cách mạng và chính sách an sinh xã hội. Toàn tỉnh Hậu Giang hiện có hơn 35.000 người có công với cách mạng, trong đó hơn 12.000 liệt sĩ, hơn 5.700 thương binh... Toàn tỉnh đang thực hiện chi trả trợ cấp hằng tháng cho hơn 6.500 người có công với cách mạng và thân nhân liệt sĩ, kinh phí hơn 12 tỷ đồng/tháng...

Bộ Quốc phòng gặp mặt người có công với cách mạng tỉnh Hậu Giang

 Quang cảnh buổi gặp mặt đại biểu người có công tỉnh Hậu Giang do Bộ Quốc phòng tổ chức.

Tại buổi gặp mặt, Thiếu tướng Đoàn Quang Hòa trực tiếp thăm hỏi, chuyển quà của Bộ Quốc phòng đến các đại biểu, đồng thời thông tin một số vấn đề nổi bật trong công tác chính sách đối với Quân đội và hậu phương Quân đội; phong trào đền ơn đáp nghĩa của toàn quân thời gian qua.

Bộ Quốc phòng gặp mặt người có công với cách mạng tỉnh Hậu Giang
Lãnh đạo Cục Chính sách trao quà của Bộ Quốc phòng tặng các đại biểu. 

Những năm qua, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng đã lãnh đạo, chỉ đạo cơ quan chức năng tích cực, chủ động phối hợp chặt chẽ với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương nghiên cứu, đề xuất với Đảng, Nhà nước ban hành và bổ sung kịp thời nhiều văn bản quy định về chế độ, chính sách đối với thương binh, liệt sĩ, người có công với cách mạng và chính sách hậu phương Quân đội. Phong trào "Đền ơn đáp nghĩa" được cấp ủy, chỉ huy các cấp trong Quân đội quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện chặt chẽ, chu đáo, huy động nhiều nguồn lực cùng chăm lo cho người có công, tạo sức lan tỏa mạnh mẽ. Quân đội luôn chủ động đề xuất và tổ chức thực hiện chu đáo chính sách đối với người tham gia kháng chiến, chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế; tích cực giải quyết tồn đọng chính sách sau chiến tranh.

(S.t)

Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 thăm hỏi gia đình quân nhân có người thân gặp nạn trong vụ cháy chung cư mini

Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 thăm hỏi gia đình quân nhân có người thân gặp nạn trong vụ cháy chung cư mini

tháng 9 15, 2023 Add Comment

BTT-VP

Vụ cháy đặc biệt nghiêm trọng tại chung cư mini ở phố Khương Hạ, phường Khương Đình, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội vào đêm 12, rạng sáng ngày 13-9 đã làm cho hàng triệu người rơi nước mắt, thương tiếc cho gia đình các nạn nhân xấu số.

Trong số các nạn nhân đó, có mẹ vợ của đồng chí L.V.Q, Trợ lý Ban Công nghệ thông tin của Bệnh viện Trung ương Quân đội 108.

Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 thăm hỏi gia đình quân nhân có người thân gặp nạn trong vụ cháy chung cư mini
Thiếu tướng Nguyễn Hoàng Ngọc, Phó bí thư Đảng ủy, Phó giám đốc Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 chia sẻ nỗi đau cùng gia đình đồng chí L.V.Q. 

Để động viên, chia sẻ nỗi đau mất mát to lớn của gia đình cán bộ, sáng 15-9, Thiếu tướng Nguyễn Hoàng Ngọc, Phó bí thư Đảng ủy, Phó giám đốc Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cùng các thành viên đoàn công tác đã đến gia đình đồng chí L.V.Q thăm hỏi, bày tỏ niềm tiếc thương và trao quà hỗ trợ, động viên các thành viên trong gia đình sớm vượt qua đau thương, mất mát để ổn định cuộc sống.

Đồng thời Thiếu tướng Nguyễn Hoàng Ngọc chỉ đạo các cơ quan chức năng đơn vị quan tâm, thực hiện tốt chính sách hậu phương quân đội để cán bộ yên tâm có điều kiện, thời gian lo liệu chu toàn cho công việc của gia đình.

(S.t)