PHÁT HUY PHẨM CHẤT “BỘ ĐỘI CỤ HỒ” CỦA QUÂN NHÂN TRONG THỜI KỲ MỚI

tháng 5 28, 2018


Dưới sự lãnh đạo, giáo dục và rèn luyện của Đảng và của Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong suốt hơn 70 năm qua, Quân đội nhân dân Việt Nam đã không ngừng học tập, rèn luyện và lớn mạnh, lập nên nhiều chiến công hiển hách, xứng đáng là lực lượng nòng cốt cho toàn dân trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ và xây dựng Tổ quốc. Cũng từ đó, danh hiệu "Bộ đội Cụ Hồ" ra đời một cách tự nhiên, đi vào đời sống và lịch sử đất nước, trở thành một trong những giá trị tiêu biểu của thời đại mới. Đây cũng là niềm vinh dự lớn lao đối với những người lính "từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu"…

 

Danh hiệu đó, phẩm chất đặc biệt đó được xây đắp nên trước hết từ tinh thần chiến đấu dũng cảm, không quản hy sinh, gian khổ của nhiều thế hệ cán bộ, chiến sĩ và sự giáo dục, rèn luyện của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh, cùng sự thương yêu, đùm bọc của nhân dân. Đồng thời, được lưu giữ, kế thừa, không ngừng phát triển qua thực tiễn đấu tranh cách mạng, xây dựng Quân đội, bảo vệ Tổ quốc.

 

Hình tượng và tên gọi "Bộ đội Cụ Hồ" dành cho những người lính trong Quân đội nhân dân Việt Nam là một hiện tượng rất độc đáo khiến nhiều học giả, nhà nghiên cứu nước ngoài không khỏi ngạc nhiên khi tìm hiểu về lịch sử quân sự Việt Nam. Nhà văn, nhà báo, nhà nhiếp ảnh người Mỹ Lady Borton cho biết, dù đã có mặt tại không ít quốc gia trên thế giới, nhưng chưa có nơi nào người dân lại yêu mến gọi lãnh tụ của mình bằng Bác và gắn cho quân đội cụm từ "Bộ đội Cụ Hồ".

Trên thực tế, đối với nhân dân ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh là người tiêu biểu cho tinh thần đấu tranh giải phóng dân tộc, là người dành cả cuộc đời cho hạnh phúc của nhân dân, là hình ảnh tiêu biểu nhất, đẹp nhất cho tất cả những giá trị cao đẹp của dân tộc và văn hóa dân tộc Việt Nam. Quân đội nhân dân Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, giáo dục và rèn luyện. "Từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu" là bản chất, quy luật phát triển của quân đội ta – một quân đội của dân, do dân và vì dân, là Quân đội của giai cấp công nhân nhưng cũng là đội quân  nhân dân của cả dân tộc Việt Nam. Truyền thống dân tộc và chủ nghĩa yêu nước chân chính Việt Nam chính là nguồn động lực và nền tảng tạo nên sức mạnh của quân đội ta.Và đội quân đó luôn xứng đáng với niềm tin của Chủ tịch Hồ Chí Minh. "Bộ đội Cụ Hồ" là hình mẫu về con người mới có lý tưởng cao đẹp, đạo đức trong sáng, có mục tiêu chiến đấu là vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân; là đỉnh cao về hình tượng của người chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam.

Phẩm chất "Bộ đội Cụ Hồ" luôn được phát huy và tỏa sáng trong lòng nhân dân. Từ thực tiễn công tác huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu và thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Quân đội, phẩm chất "Bộ đội Cụ Hồ" ngày càng được thể hiện rõ nét, phù hợp với đặc điểm, yêu cầu xây dựng bản lĩnh chính trị, ý chí quyết tâm, năng lực công tác, đạo đức, lối sống của người quân nhân cách mạng trong từng thời kỳ. Qua đó, xuất hiện nhiều tấm gương dũng cảm trong chiến đấu, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; sự hy sinh bảo vệ chủ quyền, biên  giới, biển, đảo; nhiều tập thể, cá nhân không quản ngại khó khăn, gian khổ, hy sinh  gắn bó với vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ địa cách mạng để tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện thắng lợi đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, luật pháp của Nhà nước, các cuộc vận động cách mạng, các phong trào và nhiệm vụ chính trị của địa phương.

Bộ đội Cụ Hồ trong thời đại mới không chỉ huấn luyện giỏi, kỷ luật nghiêm, sẵn sàng chiến đấu cao…mà còn tích cực trong công tác dân vận, lao động sản xuất: ở hầu hết các đơn vị, cán bộ, chiến sĩ luôn tích cực, nhiệt tình trong  tăng gia cải thiện đời sống, việc chăm sóc cây trồng, vật nuôi… Vì vậy, những mô hình VAC như vườn rau sạch, nuôi cá, gia cầm, heo, bò, … xuất hiện ngày càng nhiều tại các đơn vị. Với những người lính, khó khăn nào cũng cố gắng khắc phục và vượt qua, nhiệm vụ nào cũng luôn hoàn thành, không nề hà những vất vả, hy sinh, luôn phát huy bản chất anh bộ đội Cụ Hồ trong mọi thời đại, mãi là hình tượng để nhân dân yêu mến, tin tưởng.Ngày nay, Bộ đội Cụ Hồ là lực lượng tiên phong tiêu biểu trong công tác phòng chống thiên tai, tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn, coi đây là một nhiệm vụ chiến đấu trong thời bình. Cán bộ, chiến sĩ Quân đội đã làm tốt kế hoạch phòng chống thiên tai, tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn, công tác lãnh đạo, chỉ huy, tổ chức lực lượng, bảo đảm trang bị kỹ thuật, hậu cần, tham mưu, đến trực tiếp cùng với các cấp uỷ Đảng, chính quyền và nhân dân địa phương nơi đóng quân triển khai các biện pháp phòng chống thiên tai, tìm kiếm, cứu nạn. Nhờ làm tốt công tác chuẩn bị, nên khi có thiên tai hoặc có sự cố do con người xảy ra, quân đội đã kịp thời huy động lực lượng, trang thiết bị, chủ động đối phó và khắc phục có hiệu quả, góp phần hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại cho Nhà nước và nhân dân. Bộ đội Cụ Hồ hôm nay còn tham gia thực hiện có hiệu quả công tác giáo dục, y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân, bảo vệ môi trường, thực hiện các phong trào, công tác chính sách xã hội, vận động nhân dân thực hiện nếp sống văn hóa mới; tham gia xây dựng tổ chức Đảng, chính quyền, mặt trận và các đoàn thể vững mạnh xuất sắc, củng cố cơ sở chính trị địa phương vững mạnh toàn diện; tham gia đấu tranh phòng, chống tệ nạn xã hội, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, xây dựng địa bàn an toàn, vững mạnh.

Ngày nay, trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực đang có nhiều diễn biến phức tạp, Bộ đội Cụ Hồ hôm nay hơn lúc nào hết luôn phát huy bản chất cách mạng, phẩm chất cao đẹp Bộ đội Cụ Hồ, kiên trì xây dựng phát triển mối quan hệ đoàn kết hữu nghị với quân đội và nhân dân các nước, phấn đấu vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trong khu vực và trên toàn thế giới.Có thể nói, ở mọi thời kỳ, "Bộ đội Cụ Hồ" luôn là chỗ dựa trung thành, tin cậy của nhân dân, bảo vệ lợi ích của nhân dân, lấy phụng sự nhân dân là mục tiêu lý tưởng; gắn bó máu thịt với nhân dân và tôn trọng, phát huy, bảo vệ quyền làm chủ của nhân dân; chịu sự giám sát của nhân dân và dựa vào nhân dân để xây dựng, chiến đấu và trưởng thành. Đã có nhiều phân tích của các học giả và các tướng lĩnh quân đội về những đặc trưng cơ bản của "Bộ đội Cụ Hồ". Song tựu trung lại thì những đặc trưng đó đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh cô đúc trong lời khen ngợi nhân dịp kỷ niệm 20 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1964): "Quân đội ta trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng". Cũng vì lẽ đó, "Bộ đội Cụ Hồ" là hình tượng tiêu biểu và đáng tự hào của dân tộc Việt Nam anh hùng, đã được nhân dân ca tụng là "con người đẹp nhất", được coi là khát vọng phấn đấu và vươn tới của lớp lớp người Việt Nam trong suốt những năm qua.

Phát huy phẩm chất "Bộ đội Cụ Hồ"

Những đặc trưng cơ bản tạo nên nhân cách , phẩm chất "Bộ đội Cụ Hồ" không phải là sản phẩm tự phát, mà là kết quả tất yếu của một quá trình lãnh đạo, giáo dục và rèn luyện của Đảng, của Chủ tịch Hồ Chí Minh, của  toàn quân và toàn dân. Chính vì lẽ đó giữ vững và phát huy phẩm chất "Bộ đội Cụ Hồ" trong tình hình hiện nay với những điều kiện mới là hết sức quan trọng và cần thiết, là nhiệm vụ cực kỳ to lớn và nặng nề.

Có thể thấy, những giá trị trong nhân cách, phẩm chất  "Bộ đội Cụ Hồ" đã được định hình trong 30 năm chiến đấu có đặc thù là những giá trị được cổ vũ, được lựa chọn nhằm tạo nên những kiểu mẫu nhân cách người lính trong điều kiện đất nước có chiến tranh, đang chiến tranh. Theo GS.TS Đinh Xuân Dũng, khi lịch sử dân tộc chuyển sang một giai đoạn mới (giai đoạn hòa bình, đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước), nhiệm vụ của Quân đội nhân dân Việt Nam từ trực tiếp chiến đấu sang sẵn sàng chiến đấu, vừa xây dựng, vừa bảo vệ Tổ quốc thì một mặt phải giữ vững các giá trị cốt lõi, cơ bản đã được lịch sử củng cố và khẳng định, mặt khác phải bổ sung, phát triển những giá trị cần thiết cho nhân cách người chiến sĩ thời kỳ mới.

Chính vì vậy, dù trong kháng chiến hay hòa bình, mục tiêu, lý tưởng và mọi hoạt động của Quân đội nhân dân Việt Nam, của "Bộ đội Cụ Hồ" đều là vì dân, vì nước. Cho nên, Quân đội ta vừa có chức năng chiến đấu lại vừa có chức năng lao động sản xuất, chức năng công tác và làm nghĩa vụ quốc tế. Với điều kiện hiện nay, hai nhiệm vụ chiến lược của đất nước là xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, tình hình mới đặt ra những yêu cầu mới, nhiệm vụ mới đối với "Bộ đội Cụ Hồ" để thực sự trở thành lực lượng nòng cốt cho toàn dân bảo vệ vững chắc độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, làm thất bại mọi âm mưu đen tối của các thế lực thù địch; đồng thời tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện thắng lợi đường lối chủ trương, chính sách của Đảng và luật pháp Nhà nước, bảo vệ tính mạng và tài sản của nhân dân, giúp đỡ nhân dân xóa đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới, thực hiện an sinh xã hội… Do đó, nhân cách, phẩm chất của "Bộ đội Cụ Hồ" cần được tiếp tục giữ gìn, nuôi dưỡng, xây dựng,bổ sung và phát triển để người lính có thể yên tâm rèn luyện, phấn đấu và cống hiến cho độc lập, tự do của Tổ quốc và hạnh phúc của nhân dân!

 

Ngày nay, trên thế giới quá trình toàn cầu hóa cùng với sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất và khoa học công nghệ, yêu cầu mỗi quốc gia dân tộc để thoát khỏi đói nghèo, lạc hậu; đồng thời vươn lên trình độ tiên tiến, phải dựa trên nền kinh tế tri thức nhằm tạo ra giá trị sản phẩm lao động cao. Nắm bắt được xu hướng biến đổi đó, Đảng và Nhà nước ta chủ trương thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện về giáo dục và đào tạo nhằm tạo ra sự chuyển biến về chất trong lực lượng sản xuất. Thực tế cho thấy,  để làm được như trên, yêu cầu mỗi con người Việt Nam; đặc biệt là thế hệ trẻ phải ra sức học tập, rèn luyện; biến đó trở thành nhu cầu thiết yếu của mỗi cá nhân. Học tập là điều cần thiết trong quá trình tiếp nhận tri thức, là hoạt động có mục đích của con người. Với Chủ tịch Hồ Chí Minh, học tập trong đó tự học có vai trò đặc biệt quan trọng, là một trong những yếu tố quyết định tạo nên trí tuệ của Người. Tự học tập và học tập suốt đời là một luận điểm quan trọng trong tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục. Bác chính là một tấm gương sáng về tự học tập, tự rèn luyện để chúng ta noi theo

Bác Hồ đã dạy: "Học để làm việc. Làm người, làm cán bộ. Học để phụng sự đoàn thể". Học phải có ý chí quyết tâm để phục vụ nhân dân, chứ không phải học để thăng quan, tiến chức. Đối với Bác, học tập chính là một nhu cầu mà ngay từ thời trẻ đến mãi sau này, khi đã tuổi cao, sức yếu, Người vẫn thường xuyên học tập không chút lơ là.

Ngày 5 tháng 6 năm 1911, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành, lấy tên là Văn Ba làm phụ bếp cho một tàu buôn của Pháp, rời bến Nhà Rồng ra nước ngoài bắt đầu một hành trình lâu dài, gian khổ tìm đường cứu nước. Nguyễn Tất Thành ra đi với hành trang trên vai là chủ nghĩa yêu nước, mang theo một chí hướng lớn với một niềm tin sắt đá: Hẹn ngày trở về giải phóng Tổ quốc và đem lại tự do cho đồng bào. Người đã đến nhiều đất nước khác nhau, đã gặp nhiều màu da, tiếng nói khác nhau, đó là cuộc sống tăm tối cực khổ của nhân dân các nước thuộc đia. Chính từ đây, những nhận thức về giai cấp, tình cảm giai cấp và tinh thần quốc tế vô sản đầu tiên đã hình thành ở Người: "Dù màu da có khác nhau, trên đời này chỉ có hai giống người: giống người bóc lột và giống người bị bóc lột. Mà cũng chỉ có một mối tình hữu ái là thật mà thôi: tình hữu ái vô sản". Lòng yêu nước của Người được thể hiện qua quá trình tìm tòi, nghiên cứu và hoạt động cách mạng. Yêu nước, Người đã tự nguyện chấp nhận cuộc sống làm thuê với đồng tiền công ít ỏi, rẻ mạt để kiếm sống, để hoạt động chính trị. Trong suốt hành trình tìm đường cứu nước, i sản duy nhất và quý báu nhất của Người lúc đó là hai bàn tay, đôi mắt và con tim, khối óc cùng với khát vọng giải phóng dân tộc. Chính khát vọng đó đã hun đúc cho người thanh niên mảnh khảnh một sức mạnh phi thường, bền bỉ tự học, tự đào tạo để có đủ khả năng cứu nước, cứu dân. Đến đâu, Người cũng học, tìm mọi cách để học. Người tìm hiểu phong tục tập quán ở những nơi mình đi qua để nâng cao tri thức; học nghề để kiếm sống, kiếm sống để hoạt động cách mạng. Bác đã học và làm rất nhiều nghề khác nhau, bắt đầu từ việc làm thợ đốt lò trên tàu viễn dương, làm đầu bếp ở Mỹ, quét tuyết ở Anh, bốc thuốc ở Thái Lan, viết báo, viết truyện, viết kịch, làm thợ chụp ảnh, thợ sửa đồng hồ… Làm rất nhiều việc, nhưng nhờ tự học mà Bác làm việc gì cũng giỏi. Danh họa Picaso đã nhận xét về những bức tranh do Bác vẽ trên báo "Người cùng khổ": "Chỉ mấy nét vẽ này thôi, ta đã thấy một tư tưởng lớn, một tâm hồn lớn tiềm ẩn bên trong. Nếu tác giả tiếp tục con đường hội họa thì ắt sẽ trở thành một đại danh họa!". Ngoài ra, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho chúng ta một sự nghiệp văn chương phong phú và vô giá, tiêu biểu là tập thơ "Nhật ký trong tù". Như chúng ta đã biết, học chữ Hán cực kỳ khó, để nắm vững nó và làm thơ thì lại khó hơn gấp bội. Chắc chắn, nếu Bác không có quá trình nỗ lực tự học thì sẽ không làm được điều đó.

 Cuộc đời của Bác là một quá trình: Vừa học tập vừa hoạt động cách mạng; học tập để hoạt động cách mạng, đạt được mục đích, lý tưởng của mình; qua hoạt động cách mạng, không ngừng học tập, hoàn thiện tri thức và nhân cách của bản thân. Quá trình ấy đã tạo nên Hồ Chí Minh, một thầy giáo mẫu mực, một nhà giáo dục vĩ đại. Người đã để lại tấm gương cao đẹp về tinh thần tự học và học tập suốt đời mà chúng ta phải noi theo. Trong bản lý lịch đại biểu dự Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ VII tại Mát-xcơ-va vào tháng 8 năm 1935, Bác đã khai rõ trong lý lịch: "Họ và tên: Lin. Trình độ học vấn: Tự học". "Biết các thứ tiếng: Pháp, Anh, Trung Quốc, Ý, Đức, Nga". Trên thực tế, dựa vào những lần Bác đi thăm nước ngoài, cũng như những lần đón tiếp các phái đoàn ngoại giao tới thăm Việt Nam, chúng ta còn được biết vốn ngoại ngữ của Chủ tịch Hồ Chí Minh không dừng lại ở đó, Người còn có thể sử dụng thông thạo khá nhiều ngoại ngữ khác nữa như: Tiếng Thái Lan, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Ả Rập, tiếng của rất nhiều dân tộc thiểu số Việt Nam… vốn ngoại ngữ đó của Bác không phải do "thiên bẩm" mà có, tất cả đều xuất phát từ sự khổ công luyện tập.

Việc tự học của Bác Hồ có mục đích cuối cùng là làm cách mạng, giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước. Người đã đưa cách mạng Việt Nam đến thắng lợi bằng sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin vào hoàn cảnh cụ thể ở Việt Nam. Vận dụng sáng tạo chính là quá trình tự thích nghi, tự tìm tòi thâm nhập thực tiễn, đúc rúc kinh nghiệm, phát huy nội lực. Sâu xa hơn, đó là quá trình tự học, tự giáo dục để làm cho nhân cách và năng lực của mình phù hợp với mục tiêu, lý tưởng, công việc.

Có thể nói, Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tấm gương mẫu mực về tinh thần tự học, lấy tự học làm cốt, làm phương thức chủ yếu để nâng cao trình độ mọi mặt của bản thân. Song tự học ở Chủ tịch Hồ Chí Minh không phải là một sự ngẫu hứng, tùy ý vô nguyên tắc… mà tự học ở Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trở thành một khoa học, một nghệ thuật, một triết lý nhân văn sâu sắc với một kế hoạch cụ thể, chặt chẽ, khoa học; với một ý chí và quyết tâm bền bỉ, dẻo dai, tinh thần sáng tạo, tranh thủ mọi lúc, mọi nơi để học. Đặc biệt, Người tự học với một động cơ trong sáng với ý nguyện cao cả là tìm ra con đường cứu nước, cứu dân, làm cho đất nước độc lập, nhân dân được tự do, ấm no, hạnh phúc. Tấm gương tự học của Chủ tịch Hồ Chí Minh, soi xét trong thực tiễn đã qua, hiện nay và cả mai sau, vẫn còn nguyên giá trị, có ý nghĩa giáo dục hết sức sâu sắc; đó mãi là một tấm gương sáng ngời, một di sản vô giá đối với sự nghiệp đào tạo, bồi dưỡng, giáo dục của Đảng và nhân dân ta. Mỗi cán bộ, đảng viên quần chúng cần ghi sâu những lời dạy của Bác về nghị lực học tập, rèn luyện để có đủ đức, đủ tài phục vụ nhân dân. Tấm gương tự học và những tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về vấn đề tự giáo dục mãi mãi tỏa sáng, soi rọi cho mỗi chúng ta phấn đấu, rèn luyện, tự vươn lên trong tu dưỡng bản thân để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao./.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Núi cõng con đường mòn. Cha thì cõng theo con. Núi nằm ì một chỗ. Cha đi cúi lom khom. Đường bám lì lưng núi. Con tập chạy lon ton. Con siêng hơn hòn núi. Con đường lười hơn con…
Những câu thơ ngộ nghĩnh trong bài thơ "Con đường" đã bộc lộ chí khí của cậu bé 5 tuổi Nguyễn Sinh Cung. Qua ông ngoại và cha, từ tấm bé, Bác Hồ đã sớm được chạm đến tinh hoa của Tứ thư, Minh tâm bảo giám hay Ấu học ngũ ngôn thi. 13 tuổi được nghe những từ Tự do - bình đẳng - bác ái. 21 tuổi, khát vọng cháy bỏng là ra đi tìm đường giải phóng dân tộc. Tham dự Đại hội VII Quốc tế Cộng sản tại Moscow, Người đã khai rõ trong lý lịch: "Trình độ học vấn: Tự học". Tự học của Bác Hồ có mục đích cuối cùng là làm cách mạng, giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước. Tự học của Người là tiếp nhận tinh hoa từ các nguồn ánh sáng khác rồi gộp chúng lại, tìm ra cho bản thân mình, dân tộc mình con đường giải phóng. Cuốn sách đã trình bày kỹ lưỡng về quá trình tự học của Bác Hồ; từ hành trình 30 năm bôn ba tìm đường cứu nước, biết đến 14 ngoại ngữ, trong đó sử dụng thành thạo 8 ngoại ngữ. Bắt đầu từ việc làm thợ đốt lò trên tàu viễn dương, làm đầu bếp ở Mỹ, quét tuyết ở Anh, bốc thuốc ở Thái Lan, viết báo, viết truyện, viết kịch, làm thợ chụp ảnh, thợ sửa đồng hồ… Làm rất nhiều việc, nhưng nhờ tự học mà Bác làm việc gì cũng giỏi. Với khả năng tự học, Người đã lĩnh hội được cả hệ thống trí thức đồ sộ của nhân loại và có sự nhạy cảm sắc sảo về chính trị, đưa cách mạng Việt Nam đến thắng lợi bằng sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào hoàn cảnh cụ thể ở Việt Nam. Với Chủ tịch Hồ Chí Minh, tự học có vai trò đặc biệt quan trọng, là một trong những yếu tố quyết định tạo nên thiên tài và trí tuệ của Người. Người viết: "Về văn hóa tôi chỉ học hết tiểu học. Về hiểu biết phổ thông: 17 tuổi tôi mới nhìn thấy ngọn đèn điện lần đầu tiên, 20 tuổi mới nghe rađio lần đầu". Nhưng chúng ta ai cũng biết, Người có một trình độ học vấn rộng lớn, uyên bác mà cả thế giới phải khâm phục và thừa nhận. "Hiếm có chính khách nào của thế kỷ XX có thể sánh được với Hồ Chí Minh về trình độ học vấn, tầm hiểu biết rộng lớn và sự thông minh trong cuộc đời"… Đó chính là thành quả của việc Người đã miệt mài học tập cả cuộc đời, nói đúng hơn là không ngừng tự học. Học đi đôi với hành. Học bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu. Người cũng phê phán nghiêm khắc tệ giấu dốt, lười biếng học tập, tự cho mình là giỏi nhất thiên hạ. "Cái gì biết thì nói biết, không biết thì nói không biết. Kiêu ngạo, tự phụ, tự mãn là kẻ thù số một của học tập". Những câu chuyện trong cuốn sách càng khiến chúng ta nhớ về Bác, và mong muốn cho những thành công của giáo dục nước nhà, cho những thế hệ măng non đang được gieo trồng thật sự được hưởng thụ một nền giáo dục tiên tiến, như ý nguyện của Bác lúc sinh thời. Và mãi mãi noi theo tấm gương sáng đầy thuyết phục về Tự học của Người : "Đường đời là một chiếc thang không có nấc chót, học tập là một quyển vở không có trang cuối cùng"... Tác giả : Huyền Trang

 

 

 

2 Ngày nay, trên thế giới quá trình toàn cầu hóa cùng với sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất và khoa học công nghệ, yêu cầu mỗi quốc gia dân tộc để thoát khỏi đói nghèo, lạc hậu, tránh tụt hậu xa về kinh tế; đồng thời vươn lên trình độ tiên tiến, phải dựa trên nền kinh tế tri thức nhằm tạo ra giá trị sản phẩm lao động cao. Nắm bắt được xu hướng biến đổi đó, Đảng và Nhà nước Việt Nam chủ trương thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện về giáo dục và đào tạo nhằm tạo ra sự chuyển biến về chất trong lực lượng sản xuất. Thực tế cho thấy,  để làm được như trên, yêu cầu mỗi con người Việt Nam; đặc biệt là thế hệ trẻ phải là tấm gương sáng về tinh thần tự học và tự rèn luyện. Vì vậy, bài viết này giới thiệu về Chủ tịch Hồ Chí Minh – Một tấm gương sáng cho tinh thần tự học, tự rèn luyện để hoàn thiện nhân cách.

* Thứ nhất, động lực thôi thúc Hồ Chí Minh ra nước ngoài, tìm kiếm và lĩnh hội tri thức khoa học nhân loại

         Cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, phong trào chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Việt Nam lần lượt bị thất bại. Dân tộc Việt Nam, đứng trước tình thế hết sức khó khăn, bế tắc về con đường cứu nước, giải phóng dân tộc. Nhiều sĩ phu yêu nước, đã ra nước ngoài tìm đường cứu nước, tiêu biểu Cụ Phan Bội Châu với phong trào Đông Du, đưa thanh niên sang Nhật để học tập và chủ trương nhờ Nhật Bản giúp đỡ để đánh đuổi thực dân Pháp, nhưng bị thất bại… Chính hoàn cảnh lịch trên, xuất hiện người thanh niên yêu nước xuất chúng - Nguyễn Tất Thành, đã tiếp thu giá trị truyền thống của dân tộc kết hợp với óc quan sát tinh tường đã quyết định lựa chọn con đường cứu nước sang phương Tây. Nguyễn Tất Thành có tinh thần yêu nước, nhưng khác với các nhà cách mạng tiền bối. Ở anh có sự suy nghĩ chín chắn, sáng suốt tuyệt vời trong những nhận định chính trị của mình. Nhận định đó dựa vào quan điểm giai cấp cần lao, quan điểm thực tiễn, quan điểm lịch sử cụ thể và nếu thiếu những quan điểm đó, thì dù có tinh thần yêu nước cao như thế nào đi nữa, dù có chiến đấu anh dũng đến đâu đi nữa cũng không thể tránh khỏi thất bại  như những nhà cách mạng Việt Nam đầu thế kỉ XX. Nhờ có những quan điểm chính trị đúng đắn, nên Nguyễn Tất Thành đã vượt qua được hạn chế của thời đại, đây chính là thành công đầu tiên của người thanh niên yêu nước này. Vì sau, Người nhớ lại, "Khi tôi độ mười ba tuổi, lần đầu tiên tôi được nghe ba chữ Pháp: Tự do, Bình đẳng, Bác ái. Đối với chúng tôi, người da trắng nào cùng là người Pháp. Người Pháp đã nói thế. Và từ thuở ấy, tôi rất muốn làm quen với nền văn minh Pháp, muốn tìm xem những gì ẩn giấu đằng sau những chữ ấy". Đây là động lực quan trọng, thôi thúc Người khám phá, tìm hiểu và lĩnh hội tri thức văn minh phương Tây để về phục vụ cho sự nghiệp cứu nước, giải phóng dân tộc Việt Nam.

Thứ hai; tinh thần rèn luyện, chịu đựng vượt qua mọi khó khăn gian khổ tìm đường cứu nước, cứu dân                            

Ngày 5 tháng 6 năm 1911, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành-(Nguyễn Sinh Cung) lấy tên là Văn Ba làm phụ bếp cho một tàu buôn của Pháp, rời bến Nhà Rồng (Sài Gòn) ra nước ngoài bắt đầu một hành trình lâu dài, gian khổ tìm đương cứu nước. Người chọn Sài Gòn làm nơi ra nước ngoài vì lúc đó Sài Gòn là trung tâm kinh tế, chính trị của chế độ thuộc địa Pháp ở Đông Dương; ở đây có bến Nhà Rồng tàu bè nước ngoài ra vào nhiều là nơi ra đi thuận lợi nhất tránh được sự kiểm soát gắt gao của mật thám Pháp. Nguyễn Tất Thành ra đi với hành trang trên vai là chủ nghĩa yêu nước, mang theo một chí hướng lớn với một niềm tin sắt đá: Hẹn ngày trở về giải phóng Tổ quốc và đem lại tự do cho đồng bào.

Nguyễn Tất Thành rời bến cảng Nhà Rồng, đã bước vào một hành trình vĩ đại, vượt đại dương đến Xin-ga-po, Người đã đi qua rất nhiều hải cảng khác nhau trên đường sang Pháp; từ Ha-vơ rơ Người đến Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, An-giê-ri, Tuynidi, Đông Phi rồi Công gô và hầu hết các cửa biển Tây Phi. Từ châu Phi Người sang Mỹ; Từ Mỹ Người lại vượt đại dương trở lại châu Âu. Người đã đến nhiều đất nước khác nhau, đã gặp nhiều màu da, tiếng nói khác nhau, đó là cuộc sống tăm tối cực khổ của nhân dân các nước thuộc đia. Chính từ đây, những nhận thức về giai cấp, tình cảm giai cấp và tinh thần quốc tế vô sản đầu tiên đã hình thành ở Người: "Dù màu da có khác nhau, trên đời này chỉ có hai giống người: giống người bóc lột và giống người bị bóc lột. Mà cũng chỉ có một mối tính hữu ái là thật mà thôi: tình hữu ái vô sản".

Lòng yêu nước của Người được thể hiện qua quá trình tìm tòi, nghiên cứu và hoạt động cách mạng. Yêu nước, Người đã tự nguyện chấp nhận cuộc sống làm thuê với đồng tiền công ít ỏi, rẻ mạt để kiếm sống, để hoạt động chính trị. Phương châm của Ngươì là lao động kiếm sống để phục vụ hoạt động cách mạng; vừa hoạt động cách mạng vừa kiếm sống. Người ra đi, bôn ba, chịu đựng mọi gian khổ khó khăn và tìm kiếm con đường đi cho cách mạng Việt Nam.

Trong thời gian đầu hoạt động ở nước ngoài, người thanh niên Nguyễn Tất Thành đã phải lao động gian khổ để kiếm sống. Người làm mọi việc từ lao động chân tay nặng nhọc đến lao động trí óc. Khi mới bước chân vào cuộc đời hoạt động cách mạng, Người làm phụ bếp trên tàu của hãng "Vận tải hợp nhất" của Pháp, hàng ngày phải thái rau, nhặt măng tây, rửa chảo, đốt than... Thật khó tin: Một thanh niên gầy gò, mảnh khảnh, có dáng là một học trò hơn là người lao động mà phải làm những công việc nặng nhọc hàng ngày. Để kiếm sống, Người đã phải làm việc quần quật suốt mười tám tiếng mỗi ngày với những công việc tưởng chừng như đối lập với thân thể của Người. Đó là chưa kể đến những lúc say sóng gió trong những ngày dài lênh đênh cùng những con tàu trên mặt biển, chưa kể đến ăn uống lam lũ và kham khổ, những lúc đầu tắt mặt tối mình bám đầy than bụi và mồ hôi. Có những lúc trên vai Người đang vác một bao nặng, con tàu gặp sóng dữ làm cho tròng trành…Cuộc sống lênh đênh trên đại dương mênh mông tựa hồ như là một bể khó khăn đối với Người. Thế nhưng, tất cả những khó khăn ấy hình như bị lu mờ trước nghị lực phi thường và lòng dũng cảm không cùng của Người, bị tiêu tan trước sự say mê tìm tòi của Người. Kĩ sư canh nông Bùi Quang Chiêu, một người Việt vào làng Tây đi tàu hạng nhất đưa gia đình sang Pháp trông thấy anh Ba gọi lại và hỏi: "Tại sao con lại chọn cái nghề khó nhọc này? Bỏ nghề này đi, con nên chọn một nghề khác danh giá hơn". Nhưng anh Ba đã không chọn một nghề nào khác để "danh giá hơn". Lao động đối với Người là phương tiện để sống, để đi, quan sát, học tập và tìm tòi chân lí. Người bắt đầu sự nghiệp từ hai bàn tay trắng. Nhưng hai bàn tay của Người sẽ làm nên tất cả, bất chấp mọi gian nguy và khổ cực ở phía trước.

 Nguyễn Tất Thành, sau này là Nguyễn Ái Quốc đã làm tất cả, sẵn sàng làm bất cứ nghề gì, mọi công việc bằng đôi bàn tay lao động tự tin để vươn tới một mục đích cao cả: "Tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho Tổ quốc tôi. Đó là tất cả những điều tôi muốn, đó là tất cả những điều tôi hiểu"[4]. Bằng cuộc sống lao động thực sự với nhiều nghề khác nhau, hơn ai hết Người đã thấu hiểu nỗi đau và nỗi tủi nhục của những người lao động làm thuê cho những kẻ bóc lột trong xã hội mà lao động chỉ là hình phạt và cưỡng bức.

Trong suốt hành trình tìm đường cứu nước, thiên nhiên, khí hậu những nơi Người đã từng trải qua như châu Phi nóng bức hay châu Âu giá lạnh cùng bệnh tật luôn đe dọa, thử thách thì Người luôn chiến thắng, vượt lên để sống, để khẳng định mình. Tài sản duy nhất và quý báu nhất của Người lúc đó là hai bàn tay, đôi mắt và con tim, khối óc, đôi bàn tay ấy không bao giờ từ chối một công việc khó khăn nào, dù là cào tuyết dưới trời đông giá lạnh hay vét bùn, bán báo, vẽ thuê, chụp ảnh…để kiếm sống và hoạt động. Thời ký ở nước Pháp (từ cuối năm 1917 đến tháng 6-1923), Anh Ba siêng năng chăm chỉ trước kia đã trở thành ông Nguyễn-một nhà hoạt động cách mạng dũng cảm, quyết đoán, là người phát ngôn cho các dân tộc thuộc địa toàn thế giới, người mà bọn mật thám Pháp suốt ngày theo dõi không một phút lơ là, là tác giả của vở kịch "Con rồng tre", là chủ bút tờ báo "Người cùng khổ", là người đã viết "Bản án chế độ thực dân Pháp" tố cáo tội ác của thực dân Pháp ở Đông Dương… và Người là một trong những chiến sĩ cộng sản đầu tiên tham gia sáng lập cộng sản quốc tế Pháp.

Như vậy, có khẳng định với tinh thần yêu nước nồng nàn kết hợp với tinh thần cù, vượt mọi khó khăn gian khổ vừa lao động, vừa kiếm sống đã giúp Người đến được với chủ nghĩa Mác – Lênin, tìm ra con đường cứu nước, giải phóng dân tộc, như lời nhận định của nhà nghiên cứu Phạm Xanh: "Chính chủ nghĩa yêu nước đã đưa Nguyễn Ái Quốc đến cuộc gặp gỡ kỳ thú đó. Nó tạo ra bước chuyển căn bản, quyết định trong nhận thức tư tưởng của nhà cách mạng Việt Nam trẻ tuổi và mở đầu một chuyến biến cách mạng thực sự trong lịch sử tư tưởng nước ta".

Thứ ba; lòng ham mê học tiếng nước ngoài để nắm bắt tri thức nhân loại   

Trong thời gian hoạt động ở nước ngoài, mặc dù công việc bận rộn, gặp nhiều khó khăn gian khổ, nhưng Bác Hồ vẫn ham học và tìm tòi với một quyết tâm sắt đá. Ở đâu Người cũng học và trước hết là học tiếng: Anh, Pháp, Nga, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha…; tranh thủ học mọi lúc, mọi nơi; học bạn bè cùng đi trên tàu, cô sen, học anh thợ nấu bếp, thủy thủ trên tàu, học giáo sư người Anh…Trước khi đến nước Pháp, Bác đã đặt cho mình kế hoạch học tiếng Pháp. Nói về tinh thần say mê học tập của anh Ba trên tàu những ngày lênh đênh trên biển khơi, những người làm trên tàu kể: "Mỗi ngày, chín giờ tối công việc mới xong. Anh Ba mệt lử. Nhưng trong khi chúng tôi nghỉ hoặc đánh bài, anh Ba đọc hay viết đến mười một giờ hoặc nửa đêm".

 Những lúc tàu đi trên biển dài ngày, Người đã học tiếng Pháp với anh thủy thủ, qua những buổi trò chuyện, những lúc họ giúp Người rửa nồi, nhặt rau, thái măng. Đến Saint Adret, trong lúc ở tạm nhà người chủ tàu, Bác tranh thủ học tiếng với người giúp việc.

Khi hoạt động ở Pháp, Bác khuyên bạn bè: "đừng bỏ phí thời giờ vô ích nhìn những người đàn bà tắm ngoài bãi biển mà nên đi du lịch, học hỏi để hiểu biết được nhiều hơn".

Bà Hồ biết nhiều ngoại ngữ không phải hoàn toàn do năng khiếu mà điều chủ yếu là do Người kiên trì, bền bỉ học tập và có cách học hợp lí nhất, thông minh nhất, tốn ít công sức nhất mà lại đạt hiệu quả cao nhất. Khi học tiếng Pháp, Người cũng gặp không ít khó khăn trở ngại: "Ông Nguyễn bắt đầu viết rất khó khăn. Tin tức từ Việt Nam ông Nguyễn không thiếu. Ông thiếu nhất là văn Pháp. Ông Nguyễn viết làm hai bản, gửi cho tòa soạn một bản, giữ lại một bản, ông hết sức vui sướng khi thấy bài viết đầu tiên của mình được đăng trên báo, ông đọc lại bài báo đã in, so sánh và sửa chữa những chỗ viết sai, ông kiên nhẫn làm theo cách ấy. khi thấy viết bài đã bớt sai dần, ông chủ bút bảo ông Nguyễn: bây giờ Anh viết dài hơn một tí, viết độ 7-8 dòng…Dần dần ông Nguyễn có thể viết cả một cột báo và có khi dài hơn". Trong quá trình tự học, Bác rất kiên trì và luôn tìm tòi những phương pháp đạt kết quả cao: "Sau khi hỏi được nghĩa những từ mới, Người viết vào một mảnh giấy, dán vào chỗ hay để ý nhất, có khi viết vào cánh tay để trong lúc làm việc vẫn học được. Lại cả khi đi đường, Người cũng nhẩm bài học. Ban đêm khi chưa ngủ, Người lấy tay viết mò những chữ khó xuống chăn cho kì nhớ mới thôi, và thế là đã học thêm được vài từ mới nữa". C.Mác đã từng nói: "Biết một ngoại ngữ là một vũ khí đấu tranh trong cuộc sống", Bác Hồ đã hiểu rất sâu sắc điều này. Việc học tiếng nước ngoài của Bác không chỉ để phục vụ cho giao tiếp và sinh hoạt hàng ngày. Quan trọng hơn, Bác học tiếng nước ngoài để làm phương tiện viết sách báo tuyên truyền thức tỉnh tinh thần yêu nước, ý thức dân tộc, tố cáo âm mưu thâm độc của chủ nghĩa thực dân đối với nhân dân trong nước và nhân dân các nước thuộc địa. Động cơ đó luôn thúc đẩy Bác ra sức tự học để thông thạo tiếng nước ngoài và dùng nó để phục vụ công tác tuyên truyền cách mạng. Trong thời gian hoạt động ở Pháp, Bác đã viết nhiều bài bằng tiếng Pháp đăng trên báo Nhân Đạo (tờ báo của Đảng Xã hội Pháp) và tạp chí Đời sống công nhân. Năm 1922, khi vua Khải Định sang Pari, Người đã viết vở kịch Con Rồng tre bằng tiếng Pháp để đả kích ông vua bù nhìn này. Tại Pari, Bác cùng một số nhà cách mạng ở các nước thuộc địa Pháp thành lập tổ chức Hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa và ra báo Người cùng khổ (Le Paria) do chính Người làm chủ nhiệm kiêm chủ bút. Báo được xuất bản bằng tiếng Pháp để truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào các nước thuộc địa Pháp, thức tỉnh nhân dân các nước này đứng lên đấu tranh tự giải phóng. Năm 1925, cuốn sáchLên án chủ nghĩa thực dân do Người viết được xuất bản bằng tiếng Pháp ở Pari. Tác phẩm này cùng những bài viết của Người có tiếng vang rất lớn và được dư luận thế giới đánh giá cao.

Tháng 6 năm 1923, Bác Hồ bí mật rời Pháp sang Liên xô. Trong thời gian một năm rưỡi ở Liên xô, Người đã tự học và sử dụng thành thạo tiếng Nga, một ngoại ngữ khó học, bình thường một sinh viên đại học phải học bốn năm mới đọc thông, viết thạo. Để sử dụng tiếng Nga thành thạo, Bác Hồ phải phấn đấu liên tục, vừa tự học vừa thực hành nâng cao. Người đã viết nhiều bài bằng tiếng Nga đăng trên báo Sự thật (Pravđa)của Đảng Cộng sản Liên xô và tạp chí Thư tín Quốc tế. Sau này khi về nước, trong thời kì hoạt động ở Pắc Bó (Cao Bằng), Người đã dịch cuốn Lịch sử Đảng Cộng sản Liên xô từ bản tiếng Nga sang tiếng Việt để dùng cho cán bộ, đảng viên học tập, nghiên cứu. Sau này, trong kháng chiến chống Pháp, Bác còn dịch cuốn sách Tỉnh ủy bí mật, của tác giả A.Phê-đô-rốp, một nhà lãnh đạo phong trào du kích ở Liên xô và viết tựa đề cho cuốn sách này để làm tài liệu tuyên truyền.

 Ngay từ năm 1935, ngoài tiếng Hán, Pháp, Anh, Nga được xem là những ngôn ngữ quốc tế thông dụng ra, Bác Hồ còn biết cả tiếng Đức, Italia và một ngôn ngữ của một số nước nữa…Nhờ biết nhiều ngoại ngữ, Người đã sớm tiếp thu lí luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, và Người đã sử dụng ngoại ngữ như như một công cụ để hoạt động cách mạng. Ngoại ngữ đã giúp Bác tìm hiểu và biết sâu sắc nền văn hóa của nhiều nước trên thế giới. Người thích đọc các tác phẩm văn học nước ngoài bằng chính ngôn ngữ của nước đó: "Bác thích đọc Sếch-pia và Đich-ken bằng tiếng Anh, Lỗ Tấn bằng tiếng Hán, Huy-gô và Dô-la bằng tiếng Pháp"[10]. Trong thời gian bị giam giữ ở nhà tù của bọn phản động Tưởng Giới Thạch, Người đã viết tập thơ Nhật ký trong tù bằng chữ Hán đã gây tiếng vang lớn trong và ngoài nước; đặc biệt Người đã đưa ra định nghĩa văn hóa góp phần làm sáng tỏ giá trị tinh thần chung của nhân loại.

 Qua tấm gương học ngoại ngữ của Bác, đã để lại cho chúng ta, đặc biệt là học sinh sinh viên một bí quyết thành công khi học tiếng nước ngoài "là tinh thần chịu khó, bền bỉ, không nóng vội vì học ngoại ngữ là phải rèn luyện không ngừng để củng cố kĩ năng ngôn ngữ mới sử dụng được nó một cách sinh động có hiệu quả". Trong thời gian hoạt động ở Xiêm (Thái lan), Bác Hồ tự học tiếng Xiêm: "Bác đề ra mỗi ngày học mười chữ. Có người chê ít, đòi học nhiều hơn nhưng chỉ ba tháng sau Bác đã xem được báo chữ Xiêm, còn những người khác háo hức lúc đầu thì kết quả chẳng được bao nhiêu…". Trong một lần đến thăm và nói chuyện với giáo viên và sinh viên trường Đại học Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội, khi nói về việc học tiếng nước ngoài, Bác có nói: "Nếu chúng ta học mỗi ngày năm chữ (không yêu cầu nhiều hơn) thì trong một trăm ngày chúng ta học được năm trăm chữ, sáu tháng học được tám trăm chữ. Biết tám trăm chữ chúng ta có thể đọc được báo đối với một số ngoại ngữ. Như vậy, ước mơ nắm được ba, bốn ngoại ngữ của chúng ta không phải là khó đạt tới".

Sau này, khi đã trở thành Chủ tịch nước, Người vẫn tranh thủ thời gian để học ngoại ngữ. Thậm chí, lúc tuổi đã cao nhưng Bác Hồ vẫn tạo cho mình thói quen tự học ngoại ngữ. Theo nhà nhiếp ảnh nổi tiếng Đinh Đăng Định, người nhiều năm được sống gần Bác Hồ kể lại: "Hồi trước chiến tranh phá hoại của Mỹ, lúc sức khỏe còn tốt, Bác Hồ vẫn giành mỗi tuần một buổi tối để học thêm tiếng Nga. Ngoài bảy mươi tuổi Người vẫn đều đặn tự nâng cao trình độ tiếng nước ngoài"[14]. Từ những vốn ngoại ngữ qúy giá đã giúp Người tích lũy hiểu biết về các nước, các dân tộc, hòa hợp trong Người tất cả những tinh hoa của thế giới và thời đại.

Xã hội loài người phát triển như ngày nay, một phần lớn là nhờ con người có khả năng học tập lẫn nhau cộng hưởng các sức mạnh cá nhân tạo nên sức mạnh to lớn của cộng đồng. Sách báo sẽ là một nguồn tài nguyên vô giá giúp cho con người học tập và không ngừng vươn lên để tự hoàn thiện mình. Bài học tự học qua sách báo của Hồ Chủ tịch sẽ mãi là tấm gương sáng cho mỗi người chúng ta học tập và noi theo. Và một lần nữa chúng ta  lại có thêm một minh chứng của việc "đọc sách, mắt như đèn muôn dặm" (như lời Cao Bá Quát xưa từng nói). Ánh sáng từ đôi mắt ấy mãi mãi sẽ là ngọn đèn soi rọi trên con đường dân tộc Việt Nam đi.

 Ngày nay thanh niên Việt Nam có rất nhiều điều kiện để tự học tốt hơn, nhưng do thiếu ý chí và thiếu phương pháp tự học nên kết quả tự học chưa cao. Học tập tấm gương đạo đức của Bác, một trong những điều cần thiết đối với thanh niên, học sinh, sinh viên là cần tự học tốt, nâng cao trình độ cho mình để có điều kiện phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân được tốt hơn và bản thân ngày càng thành đạt.

 

 

 

3Học tập là điều cần thiết trong quá trình tiếp nhận tri thức, là hoạt động có mục đích của con người. Với Chủ tịch Hồ Chí Minh, học tập trong đó tự học có vai trò đặc biệt quan trọng, là một trong những yếu tố quyết định tạo nên trí tuệ của Người. Tự học tập và học tập suốt đời là một luận điểm quan trọng trong tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục.
 
Bác Hồ đã dạy: "Học để làm việc. Làm người, làm cán bộ. Học để phụng sự đoàn thể". Học phải có ý chí quyết tâm để phục vụ nhân dân, chứ không phải học để thăng quan, tiến chức.

Trong tác phẩm Sửa đổi lối làm việc (1947), Bác viết: "Lấy tự học làm cốt". Ngày 21-7-1956, nói chuyện tại lớp nghiên cứu chính trị khóa I, Trường Đại học Nhân dân Việt Nam, Bác dặn: "Học hỏi là một việc phải tiếp tục suốt đời. Suốt đời phải gắn liền lý luận với công tác thực tế. Không ai có thể tự cho mình đã biết đủ rồi, biết hết rồi. Thế giới ngày ngày đổi mới, nhân dân ta ngày càng tiến bộ, cho nên chúng ta phải tiếp tục học và hành để tiến bộ kịp nhân dân".

Hai mươi mốt tuổi, ra đi với hai bàn tay trắng, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành chỉ có một khát vọng cháy bỏng là tìm đường giải phóng dân tộc. Chính khát vọng đó đã hun đúc cho người thanh niên mảnh khảnh một sức mạnh phi thường, bền bỉ tự học, tự đào tạo để có đủ khả năng cứu nước, cứu dân. Đến đâu, Người cũng học, tìm mọi cách để học. Người tìm hiểu phong tục tập quán ở những nơi mình đi qua để nâng cao tri thức; học nghề để kiếm sống, kiếm sống để hoạt động cách mạng. Bác đã học và làm rất nhiều nghề khác nhau, bắt đầu từ việc làm thợ đốt lò trên tàu viễn dương, làm đầu bếp ở Mỹ, quét tuyết ở Anh, bốc thuốc ở Thái Lan, viết báo, viết truyện, viết kịch, làm thợ chụp ảnh, thợ sửa đồng hồ… Làm rất nhiều việc, nhưng nhờ tự học mà Bác làm việc gì cũng giỏi. Khi tới thăm Việt Nam, danh họa người Pháp Picaso đã trao cho chúng ta những bản ký họa của Nguyễn Ái Quốc hồi còn ở Pa-ri và nhận xét: "Chỉ mấy nét vẽ này thôi, ta đã thấy một tư tưởng lớn, một tâm hồn lớn tiềm ẩn bên trong. Nếu tác giả tiếp tục con đường hội họa thì ắt sẽ trở thành một đại danh họa!". Đặc biệt, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho chúng ta một sự nghiệp văn chương phong phú và vô giá, tiêu biểu là tập thơ Nhật ký trong tù. Nhà Việt Nam học người Nga N.Phêđôrencô nhận xét: "Học chữ Hán cực khó, nắm vững nó, làm được thơ là một hiện tượng lạ, hiếm thấy… Nhật ký trong tù – một thi phẩm bằng chữ Hán có nội dung sâu sắc, ngôn từ, nhịp điệu phong cách rất riêng…". Chắc chắn, nếu Bác không có quá trình nỗ lực tự học thì sẽ không làm được điều đó.
 

Có lần nhân câu chuyện kể với các bạn trẻ trong khu Phủ Chủ tịch, Bác nói:
"Các cô, các chú bây giờ đi học có trường, có bàn ghế, có cô thầy, bạn bè, sách vở, giấy bút, có giờ giấc đàng hoàng. Tối đến có đèn điện, thế mà học một năm không lên được một lớp là không đúng. Ngày xưa, lúc Bác đang tuổi các cô, các chú thì tất cả bàn ghế, thầy, bạn, sách vở, giấy bút chỉ có trong bàn tay này thôi".

Cuộc đời của Bác là một quá trình: Vừa học tập vừa hoạt động cách mạng; học tập để hoạt động cách mạng, đạt được mục đích, lý tưởng của mình; qua hoạt động cách mạng, không ngừng học tập, hoàn thiện tri thức và nhân cách của bản thân. Người là nơi hội tụ với tầm cao nhất tinh hoa văn hóa nhân loại, xứng đáng với sự tôn vinh của tổ chức UNESCO: Hồ Chí Minh, anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa kiệt xuất. Quá trình ấy đã tạo nên Hồ Chí Minh, một thầy giáo mẫu mực, một nhà giáo dục vĩ đại. Người đã để lại tấm gương cao đẹp về tinh thần tự học và học tập suốt đời mà chúng ta phải noi theo. Trong bản lý lịch đại biểu dự Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ VII tại Mát-xcơ-va vào tháng 8 năm 1935, Bác đã khai rõ trong lý lịch: "Họ và tên: Lin. Trình độ học vấn: Tự học". "Biết các thứ tiếng: Pháp, Anh, Trung Quốc, Ý, Đức, Nga". Trên thực tế, dựa vào những lần Bác đi thăm nước ngoài, cũng như những lần đón tiếp các phái đoàn ngoại giao tới thăm Việt Nam, chúng ta còn được biết vốn ngoại ngữ của Chủ tịch Hồ Chí Minh không dừng lại ở đó, Người còn có thể sử dụng thông thạo khá nhiều ngoại ngữ khác nữa như: Tiếng Xiêm (Thái Lan bây giờ), tiếng Tây Ban Nha, tiếng Ả Rập, tiếng của rất nhiều dân tộc thiểu số Việt Nam… vốn ngoại ngữ đó của Bác không phải do "thiên bẩm" mà có, tất cả đều xuất phát từ sự khổ công luyện tập.

Việc tự học của Bác Hồ có mục đích cuối cùng là làm cách mạng, giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước. Người đã đưa cách mạng Việt Nam đến thắng lợi bằng sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin vào hoàn cảnh cụ thể ở Việt Nam. Vận dụng sáng tạo chính là quá trình tự thích nghi, tự tìm tòi thâm nhập thực tiễn, đúc rúc kinh nghiệm, phát huy nội lực. Sâu xa hơn, đó là quá trình tự học, tự giáo dục để làm cho nhân cách và năng lực của mình phù hợp với mục tiêu, lý tưởng, công việc. Trong tập Nhật ký trong tù của Bác có bài Nghe tiếng giã gạo hết sức độc đáo: "Gạo đem vào giã bao đau đớn/Gạo giã xong rồi trắng tựa bông/ Sống ở trên đời người cũng vậy/ Gian nan rèn luyện mới thành công". Đó chính là ý chí tự học, tự rèn, tự phấn đấu không mệt mỏi. Người dạy: "Không chỉ có ở nhà trường, có lên lớp mới học tập… Trong mọi hoạt động cách mạng, chúng ta đều phải học tập!". Người nói với cán bộ, chiến sĩ: "Muốn trở nên người quân nhân mới, xứng đáng với cái vinh hạnh đứng trong quân đội cách mạng thì từ trên đến dưới, các cấp đều phải nghiên cứu học tập, luôn luôn cầu tiến bộ". Bác nói về mục đích của học tập: "Học để tiến bộ mãi, càng tiến bộ càng thấy cần phải học". Người cũng chỉ ra phương pháp học tập: "Học ở nhà trường, học ở thầy, học ở bạn, học trong sách vở và học nhân dân". Quá trình lao động, làm việc là quá trình tự học tập, tích lũy, bổ sung kinh nghiệm và đúc rút kiến thức từ thực tiễn. Bác Hồ nhấn mạnh: "Phải nghiên cứu kinh nghiệm cũ để giúp cho thực hành mới, lại đem thực hành mới để phát triển kinh nghiệm cũ làm cho nó đầy đủ, dồi dào thêm".
 

Bác Hồ với bạn bè quốc tế. Ảnh: Internet

Có thể nói, Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tấm gương mẫu mực về tinh thần tự học, lấy tự học làm cốt, làm phương thức chủ yếu để nâng cao trình độ mọi mặt của bản thân. Song tự học ở Chủ tịch Hồ Chí Minh không phải là một sự ngẫu hứng, tùy ý vô nguyên tắc… mà tự học ở Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trở thành một khoa học, một nghệ thuật, một triết lý nhân văn sâu sắc với một kế hoạch cụ thể, chặt chẽ, khoa học; với một ý chí và quyết tâm bền bỉ, dẻo dai, tinh thần sáng tạo, tranh thủ mọi lúc, mọi nơi để học. Đặc biệt, Người tự học với một động cơ trong sáng với ý nguyện cao cả là tìm ra con đường cứu nước, cứu dân, làm cho đất nước độc lập, nhân dân được tự do, ấm no, hạnh phúc. Tấm gương tự học của Chủ tịch Hồ Chí Minh, soi xét trong thực tiễn đã qua, hiện nay và cả mai sau, vẫn còn nguyên giá trị, có ý nghĩa giáo dục hết sức sâu sắc; đó mãi là một tấm gương sáng ngời, một di sản vô giá đối với sự nghiệp đào tạo, bồi dưỡng, giáo dục của Đảng và nhân dân ta. Mỗi cán bộ, giáo viên và học sinh cần ghi sâu những lời dạy của Bác về nghị lực học tập, rèn luyện để có đủ đức, đủ tài phục vụ nhân dân. Tấm gương tự học và những tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về vấn đề tự giáo dục mãi mãi tỏa sáng, soi rọi cho mỗi chúng ta phấn đấu, rèn luyện, tự vươn lên trong tu dưỡng bản thân để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ dạy và học.

Ngày nay, cả đất nước và cả dân tộc Việt Nam của chúng ta đã và đang thực hiện Cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh"; Chúng ta cần hiểu rằng, tư tưởng và đạo đức của Người là sự kết tinh những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta và tinh hoa văn hóa của nhân loại, là tài sản tinh thần vô giá của Đảng và nhân dân ta, là tấm gương sáng ngời để mọi người dân Việt Nam học tập và noi theo.

Chủ tịch Hồ Chí Minh - người cộng sản đầu tiên của dân tộc Việt Nam là một tấm gương sáng ngời về ý chí tự học tập, rèn luyện để trở thành vị lãnh tụ thiên tài. Tấm gương tự học và những tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về vấn đề tự giáo dục mãi mãi toả sáng, soi rọi cho mỗi chúng ta phấn đấu, rèn luyện, nhất là đối với thế hệ trẻ chúng ta.


Share this